5 điều cần biết khi chọn Trụ Đèn Đường

5 điều cần biết khi chọn Trụ Đèn Đường

Nếu bạn chuẩn bị thi công lắp đặt các công trình chiếu sáng công cộng, các dự án Khu dân cư, khu công viên, khu chung cư thì cần lưu ý các vấn đề sau:

5 điều cần biết khi chọn Trụ Đèn Đường

Nếu bạn chuẩn bị thi công lắp đặt các công trình chiếu sáng công cộng, các dự án Khu dân cư, khu công viên, khu chung cư thì cần lưu ý các vấn đề sau:

  1. Vị trí lắp đặt

Tùy thuộc vào vị trí lắp đèn đường mà người ta lựa chọn chiều cao cột điện cho hợp lý;

  • Đối với đường nhỏ, ngõ hẻm với chiều rộng của đường không rộng quá 4 đến 5 mét thì chiều cao tới đèn đường lắp từ 6 đến 7m.
  • Với các tuyến đường công viên, đường nội bộ hay khu công nghiệp với chiều rộng của đường không quá 6 đến 7m bạn nên lắp đặt cột có chiều cao 8m.
  • Với các tuyến đường phụ, đường lưu thông nội bộ đường giao với quốc lộ… với chiều rộng của đường không quá dài từ 8 đến 9m bạn nên lắp đặt cột đèn cao 9m. Cột đèn cao áp 9 mét sử dụng cho tuyến đường phụ, đường lưu thông nội bộ.
  • Với các tuyến đường chính, tuyến đường giao thông lớn với chiều rộng mặt đường không quá 10 đến 11m sử dụng cột đèn có chiều cao 11 đến 12m.
  • Nếu bạn chưa có một khái  niệm hay bản vẽ thiết kế cho công trình, thì có thể chọn chiều cao cột bằng bề rộng đường hoặc bề rộng đường lớn hơn chiều cao cột nhỏ hơn 3m là chấp nhận được.
  • trụ đèn đường được lắp dựng thực tế tại công trình

  1. Khoảng cách 2 cột đèn

Khoảng cách lắp đặt 2 cột đèn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: diện tích chiếu sáng, công suất đèn chiếu sáng…, nhu cầu sử dụng và cả tình hình kinh tế. Khoảng cách càng xa chiều cao cột điện càng cao, công suất đèn càng phải lớn để phát huy hiệu quả chiếu sáng.

Theo tiêu chuẩn lắp đặt cột đèn thì khoảng cách giữa hai cột điện tiêu chuẩn là 25 – 36m. Đây là khoảng cách các cột đèn được lắp đặt trên đường cao tốc hay đường phố các tòa nhà chung cư, khuôn viên.

Nhưng riêng đối với các đường nhỏ, ngõ, hẽm thông thường đèn đường được bắt theo trụ BTLT và tùy theo vị trí có thể lắp trụ đèn có chiều cao thấp hơn.

Trụ đèn đường được lắp dựng tại công trình

  1. Nhu cầu sử dụng ánh sáng

Đối với các khu vực như nông thôn, công viên khu đô thị, khu công nghiệp… cần ánh sáng tập trung . Nhu cầu sử dụng ánh sáng cao nên CỘT ĐÈN có chiều cao từ 6 đến 8m là phù hợp nhất.

Đối với các tuyến đường chính, đường quốc lộ cần ánh sáng chiếu xa và rộng nên cột đèn đường được lắp đặt ở đây cao từ 10 đến 12 m.

  1. Công suất bóng đèn dự định sử dụng

Với bóng đèn led hiện tại rất nhiều mẫu mã đa dạng, công suất 30w – 400w, đáp ứng nhu cầu chiếu sáng giao thông đô thị, chiếu sáng lối đi sân vườn, công viên, đường nông thôn, đường liên tỉnh, liên xã huyện…Để đạt được hiệu quả chiếu sáng tốt nhất, quý khách hàng cần tính toán chiều cao lắp đặt phù hợp. Dưới đây là bảng tổng hợp chiếu cao – công suất treo đèn đường LED, chúng tôi tổng hợp sau khi đã thực hiện các dự án đèn đường trên khắp cả nước, quý khách hàng có thể tham khảo.

Chiều cao cột đèn

Công suất bóng đèn đường led phù hợp

Trụ đèn đường cao 6m

Đèn đường LED 80 đến 100W.

Trụ đèn đường cao 7m

Đèn đường LED 80 - 120W.

Trụ đèn đường cao 8m và 9m

Đèn đường LED 100 - 150W.

Trụ đèn đường cao 10m

Đèn đường LED 120 - 150W.

Trụ đèn đường cao 11m

Đèn đường LED 150W - 180W.

Trụ đèn đường cao 12m

Đèn đường LED 150W - 200W.

  1. Tính thẩm mỹ

Ngoài những loại Trụ Đèn thông thường thì hiện này VINA LiTe đang hoàn thành những thiết kế nhưng Trụ Đèn mới mang phong cách đột phá về thiết kế những loại Trụ Đèn được thiết kế nhiều kiểu dáng hiện đại bắt mắt có tác dụng làm nổi bật, tạo điểm nhấn cho mỗi công trình .

Trụ đèn đường kiểu trang trí tham khảo

Vì sự thành công của bạn!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ điện thoai 0918 366 324 - 028 77 79 1919 để được tư vấn và hộ trợ thêm bạn nhé!

 


(*) Xem thêm

Bình luận

 

 

 

Đã thêm vào giỏ hàng